【听-译】中国歌曲里的名诗名词 Một số ca khúc phổ bằng thơ cổ Trung Quốc

 

Trung:Xinchàoquývịvàcácbạn,ThànhTrung...







Trung: Xin chào quý vị và các bạn, Thành Trung rất vui lại đến cùng chị Ngọc Ánh dẫn chương trình và gặp gỡ các bạn. Chị Ngọc Ánh ơi, trong đêm cuối tuần giá mà được nghe ca khúc hoặc thưởng thức những vần thơ lãng mạn thì hay quá nhỉ.

Ánh: Thành Trung yên tâm, trong chương trình Văn nghệt cuối tuần đêm nay, mời các bạn và Thành Trung cùng thưởng thức một số ca khúc được phổ nhạc bằng những bài thơ cổ nổi tiếng Trung Quốc.

Trung: Trong những năm tháng sống và làm việc tại Trung Quốc, Thành Trung có dịp thưởng thức nhiều ca khúc hay được phổ  theo các bài thơ cổ nổi tiếng, không những trữ tình mà thường mang ý vị sâu xa.

Ánh: Đúng vậy. Thơ cổ của Trung Quốc thường mang nội hàm sâu sắc, ý cảnh mượt mà. Nhiều người muốn đọc thuộc lòng, nhưng thuộc rồi không bao lâu lại rất dễ quên. Do vậy mà các bài hát được cải biên và phổ nhạc bằng những vần thơ cổ thường dễ nhớ và càng dễ say mê. Mở đầu chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc

cải biên theo bài từ

của Tô Thức đời Tống , ông còn có tên gọi là Tô Đông Pha mà rất nhiều người yêu thơ Việt Nam đều quen thuộc, bày hát này do ca sĩ Châu Truyền Hùng trình bày.

Ánh: Sau đây xin mời Thành Trung đọc lời ca khúc này được dịch ý thơ sang tiếng Việt:

Bốc toán tử
Bốc toán tử
Trăng khuyết treo ngọn ngô đồng
Giọt khuya ngừng chảy người thưa vắng
Mỗi ẩn sĩ một mình qua lại
Tựa cánh hạc bay trên trời cao
Dáng chim hạc thẫn thờ lẻ loi
Hạc giật mình bay quay đầu lại
Ai hiểu nỗi lòng hạc u sầu
Hạc lượn trên các cành lạnh giá
Nhưng không chịu đậu trên cây nào
Cuối cùng đậu trên bãi cát lạnh
Ánh:Linh cảm để sáng tác ca khúc

là đến từ bài từ

của Tô Đông Pha, đã tạo nên điểm sáng ngẫu hứng. Âm luật mở đầu bài hát này vốn đệm bằng đàn guita, nhưng ca sĩ Châu Truyền Hùng phát hiện âm luật bài hát này đệm bằng  đàn Sitar hợp hơn và đặc biệt hơn, thế là trong khi trình bày bài hát này anh đã thêm vào giai điệu lạnh giá bởi cô tịch. Nghệ sĩ soạn nhạc Sigapo Terence Teo sau khi nghe Châu Truyền Hùng trình bày ca khúc này liền phối thêm bộ dây khi phổ nhạc.

Trung: Thảo nào mà khi thưởng thức ca khúc

Thành Trung cảm thấy có nỗi buồn man mác và lạnh lẽo hiu quạnh. Tiếp theo chương trình, mời các bạn thưởng thức ca khúc

do nghệ sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Đặng Lệ Quân lúc sinh thời trình bày:

Ánh: Đây là ca khúc nổi tiếng, được cải biên theo bài thơ

của Lý Dục, nhà vua cuối cùng nước Nam Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Đồng thời, ông còn là nhà thơ, từ, họa sĩ và nhà thư pháp Trung Quốc thế kỷ 10. Ca khúc này do Đàm Kiện Thường phổ nhạc.
Ngu Mỹ Nhân
Ngu Mỹ Nhân
 (Người dịch: Nguyễn Chí Viễn)
Xuân hoa thu nguyệt bao giờ hết
Dĩ vãng bao nhiêu việc
Đêm qua gác nhỏ lại đông phong
Nước cũ chẳng kham ngoảnh lại dưới trăng trong
Hiên son bệ ngọc chừng nguyên tại
Chỉ có dung nhan đổi
Hỏi ai hay đặng bấy nhiêu sầu
Đầy ngập một dòng xuân thuỷ chảy về đông


Trung: Ca khúc

trên đây thật là trữ tình, mà chất giọng của chị Đặng Lệ Quân lại rất hợp với giai điệu của ca khúc này. Thành Trung rất ấn tượng chị Đặng Lệ Quân lúc sinh thời trình bày khác nhiều ca khúc được cải biên theo những bài thơ, bài từ cổ nổi tiếng Trung Quốc.

Ánh: Đúng là như vậy. Trong những ca khúc được cải biên theo thơ và từ cổ do Đặng Lệ Quân trình bày thì bài “Chỉ mong người dài lâu ” được mọi người yêu thích nhất và lưu truyền rộng nhất.

Trung: Thành Trung từng nghe ca sĩ nổi tiếng Trung Quốc Vương Phi cũng hát lại ca khúc này của chị Đặng Lệ Quân, nghe cũng rất hay và rất được hoan nghênh.

Ánh: Ca khúc < Chỉ mong người dài lâu > đã được đưa vào Album mang tên

gồm 12 ca khúc phát hành vào năm 1983 đều do chị Đặng Lệ Quân trình bày. Đây là Album kinh điển  được ra đời đúng vào thời kỳ sự nghiệp ca hát của chị Đặng Lê Quân ở trên đỉnh cao, và cũng là album đầu tiên do chị đích thân tham gia vào việc lên kế hoạch. Khác với các tập album khác, tất cả 12 ca khúc trong tập album

này đều được cải biên theo từ Tống nổi tiếng, những bài từ này đã trở thành tinh hoa văn học Trung Quốc trải qua hơn ngàn năm mà vẫn đi cùng năm tháng, sau khi được phổ nhạc bằng nhạc điệu hiện đại, thể hiện bằng chất giọng nhẹ nhàng trữ tình bẩm sinh của chị Đặng Lệ Quân, chúng trở nên càng thêm trang nhã, trang trọng nhưng dịu dàng và đa tình, nhưng vẫn mang phong cách đời Đường đời Tống.

Trung: Chị Ngọc Ánh ơi, điều thú vị hơn, khi ca khúc  < Chỉ mong người dài lâu > được thể hiện qua chất giọng của ca sĩ nổi tiếng Vương Phi, lại cho mọi người có cảm giác mới mẻ đặc biệt. Sau đây mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc < Chỉ mong người dài lâu > do ca sĩ Vương Phi trình bày:

Trung: Sau đây mời Ngọc Ánh xin Đọc ca từ của bài hát này do Nguyễn Chí Viễn chuyển ngữ xuất xứ từ bài từ

của nhà viết từ nổi tiếng đời Tống Trung Quốc Tô Đông Pha sáng tác:
Thủy điệu ca đầu
Thủy điệu ca đầu
Trăng sáng bao giờ có?
Nâng chén hỏi trời cao
Chẳng hay trên đây cung khuyết
Đêm đó nhằm năm nao?
Rắp định cưỡi mây lên đến
Chỉ sợ lầu quỳnh điện ngọc
Cao ngất lạnh lùng sao?
Đứng múa vời thanh ảnh
Trần thế khác chi đâu.
Xoay gác đỏ
Luồn song lụa
Rọi tìm nhau
Chẳng nên cừu hận
Sao lại nhằm tỏ lúc xa nhau
Người có buồn, vui, ly, hợp
Trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết
Tự cổ vẹn toàn đâu
Chỉ nguyện người trường cửu
Ngàn dặm dưới trăng thâu.


Trung: Ca khúc

được cải biên theo bài từ

của Tô Thức. Đã lột tả tình cảm của Tô Thức đối với người em trai Tô Triệt rất sâu sắc,

là một trong những bài từ tiêu biểu của Tô Thức, tác giả mượn vầng trăng để bày tỏ nỗi lòng nhớ người em trai của mình đang ở xa đến nỗi bị trầm cảm, nhìn vầng trăng lại càng nhớ người thân, thế là ông liền sáng tác bài từ "Thủy điệu ca đầu". Cấu tứ và ý tứ của bài từ này mêng mang mông lung, huyền ảo diệu kỳ, siêu hiện thực, như trong một thế giới hư vô nhưng lại có thứ tình người rất cụ thể. Trong bài từ này, Tô Thức thông qua chí tưởng tượng đối với cảnh tiên trên cung trăng, trong suy tư huyền bí, tác giả đã thể hiện tư tưởng mâu thuẫn và trắc trở của mình, bày tỏ những trải nghiệm và nhận thức của mình đối với nhân sinh. Cách thể hiện này không những vượt lên cả phàm tục của trần gian mà còn tạo nên bài từ mang phong cách lãng mạn mông lung huyền ảo.

Thả ca khúc:Điệp luyến hoa

Ánh: Trên đây các bạn vừa nghe ca khúc

do ban nhạc trẻ tuổi Càfê Sữa trình bày, hai câu ca từ “Hoa rụng không cách nào níu lại, trông quen như đàn én bay về trong bài hát  này, xuất xứ từ bài từ < Hoán khê sa> của Án Thù, nhà viết từ nổi tiếng đời Bắc Tống. 
Xin mời Thành Trung đọc bài từ này tạm dịch như sau
Hoán khê sa
Hoán khê sa
 
Nâng chén rượu thơm nghe bài mới
Tiết trời năm ngoái đình đài xưa
Tịch dương  tây lặn bao giờ  mọc
Hoa rụng không cách nào níu lại,
Trông quen tựa đàn én bay về
Một mình bước trong vườn ngát hương.


Trung: Bài từ < Hoán khê sa> trên đây là một trong những bài từ tiêu biểu của ông Yến Thù, nhà viết Từ nổi tiếng đời Bắc Tống, cơ bản có thể đại diện cho phong cách nghệ thuật của ông. Bài từ này tuy mang lòng nuối tiếc đối với mùa xuân, nhưng lại đầy cảm khái của tác giả trước cảnh xuân sang. Phần đầu bài từ này gợi lên cảnh vật hôm qua và hôm nay, bằng cách trùng lặp thời gian và không gian, nhưng lại nặng về nhớ về cảnh cũ. Phần sau mượn cảnh vật trước mắt một cách khéo léo, nặng về bày tỏ lòng thương cảm đối với hôm nay. Cả bài từ này ngôn từ khéo léo trôi chảy, thông tục dễ hiểu, thanh thoát tự nhiên, hàm ý sâu nặng, gợi ý tinh thần, ý vị sâu sắc. Ý nghĩa nhân sinh của bài từ này đã có sự gợi ý về triết lý và mang lại sự thưởng thức cho độc giả cũng như người nghe.

Trung: Sau đây mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc

do Ca sĩ Lý Kiện trình bày:
Ở bên dòng nước
Ở bên dòng nước
Cỏ xanh mênh mang, sương trắng mịt mùng
Có một người đẹp, ở bên dòng nước
Cỏ xanh rậm rạp, sương trắng mơ màng
Có một người đẹp, sống bên bến nước
Tôi nguyện chèo thuyền ngược dòng nước
Tìm đến bên nàng dựa vào nàng
Trước mặt nguy hiểm đành bó tay
Con đường vừa dài lại vừa xa
Tôi nguyện trôi xuôi theo dòng nước
Đi tìm kiếm phương hướng của nàng
Thế nhưng chỉ thấy rằng hình như
Nàng đang đứng ngay giữa dòng nước
Trung: Các bạn vừa thưởng thức ca khúc , do Quỳnh Dao ,nữ nhà văn nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc sáng tác ca từ, cải biên từ bài

trong tập Kinh Thi, đây là bài thơ lột tả nỗi lòng buồn thương của một chàng trai  yêu say đắm một cô gái, chàng muốn đến gặp nàng mà không được. Nhà văn Quỳnh Dao viết ca từ cho bài hát chủ đề của bộ phim truyện < Ở bên dòng nước > vào năm 1975 do chính bà sáng tác kịch bản, ca sĩ Giang Lôi Đài Loan là người trình bày đầu tiên. Năm 1980, nghệ sĩ nổi tiếng Đặng Lệ Quân đã hát lại ca khúc này và cho  phát hành album cùng tên, từ đó ca khúc < Ở bên dòng nước >, không bao lâu đã truyền đi rộng rãi khắp các nơi Trung Quốc và những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống trên thế giới, về sau ca sĩ nam nổi tiếng Lý Kiện đã trình bày lại ca khúc này mà các bạn vừa thưởng thức trên đây.

Ánh: Chương trình văn nghệ  cuối tuần trên sóng CRI với những ca khúc cải biên phổ nhạc có xuất xứ từ những bài thơ bài từ cổ nổi tiếng Trung Quốc.
以下中文仅供参考
玉莹:听众朋友你们好!今天的周末文艺要跟大家分享中国歌曲里的名诗名词。

阿忠:很有意思!我听说许多中国朋友耳熟能详的歌曲里,有很多是出自于古诗词的,

玉莹:没错!今天,我们就给大家介绍几首出自于中国古诗词的著名歌曲。第一首歌是来自流行歌手周传雄的《寂寞沙洲冷》,请欣赏。
阿忠朗诵:《寂寞沙洲冷》
缺月挂疏桐,漏断人初静。
谁见幽人独往来?
缥缈孤鸿影。
惊起却回头,有恨无人省。
拣尽寒枝不肯栖,
寂寞沙洲冷。
玉莹:这首歌曲的创作灵感来自苏轼的《卜算子》,是出其不意搭配而成的即兴花火。一开始原是吉他手在调整音律,突然周传雄发现这种接近西塔琴的音律搭配歌曲很特别,于是周传雄在歌曲里加入了寂寞的冷调,而新加坡编曲Terence Teo 在听到这首歌后为周传雄的编曲加上了弦乐。

阿忠:在一首好听的《寂寞沙洲冷》之后,我们来听邓丽君的《几多愁》

玉莹:《几多愁》改编自南唐后主李煜的词《虞美人》作词:李煜《虞美人》作曲:谭健常,演唱:邓丽君
春花秋月何时了
往事知多少
小楼昨夜又东风
故国不堪回首月明中
 
雕栏玉砌应犹在
只是朱颜改
问君能有几多愁
恰似一江春水向东流
 
春花秋月何时了
往事知多少
小楼昨夜又东风
故国不堪回首月明中
 
雕栏玉砌应犹在
只是朱颜改
问君能有几多愁
恰似一江春水向东流
雕栏玉砌应犹在
只是朱颜改
问君能有几多愁
恰似一江春水向东流
阿忠:这首歌曲好抒情~!玉莹姐,在我的印象里,邓丽君有好几首歌曲都是中国风的。

玉莹:没错,在邓丽君唱过的几首歌里,下面这一首《但愿人长久》传唱度最好、最致命的一首。

阿忠:是的,王菲也翻唱过这首歌,很好听!

玉莹:没错,由苏轼的《水调歌头》改写,收录于邓丽君1983年发行的诗词歌曲专辑《淡淡幽情》。此专辑是邓丽君个人演艺事业处于颠峰时期的经典之作,也是她亲身参与策划的第一张唱片。与其他专辑不同,这张碟中的十二首歌均选自宋词名作,是经过了上千年历史检验的文学精品,配上现代流行音乐后,由邓丽君用她与生俱来的幽幽情怀唱出来,典雅、庄重又温柔、多情,颇具唐宋风范。而王菲的版本,则别具另一番风味,大家一起来欣赏:
《但愿人长久》
出自北宋诗人苏轼的《水调歌头》
明月几时有?把酒问青天。
不知天上宫阙,今夕是何年。
我欲乘风归去,又恐琼楼玉宇,高处不胜寒。
起舞弄清影,何似在人间。
转朱阁,低绮户,照无眠。
不应有恨,何事长向别时圆?
人有悲欢离合,月有阴晴圆缺,此事古难全。
但愿人长久,千里共婵娟。


阿忠:此词是中秋望月怀人之作,表达了对胞弟苏辙的无限怀念。词人运用形象描绘手法,勾勒出一种皓月当空、亲人千里、孤高旷远的境界氛围,反衬自己遣世独立的意绪和往昔的神话传说融合一处,在月的阴晴圆缺当中,渗进浓厚的哲学意味,可以说是一首将自然和社会高度契合的感喟作品。但愿人人年年平安,相隔千里也能共享着美好的月光,表达了作者的祝福和对亲人的思念,表现了作者旷达的态度和乐观的精神。可以说这首词是苏轼在中秋之夜,对一切经受着离别之苦的人表示的美好祝愿。

玉莹:刚刚播放的这首《蝶恋花》来自中国新生代歌手牛奶咖啡乐队,歌词最主要的两句是”无可奈何花落去,时曾相识燕归来“。出处:宋·晏殊《浣溪沙》春恨词:
一曲新词酒一杯,去年天气旧亭台。夕阳西下几时回?
无可奈何花落去,似曾相识燕归来。小园香径独徘徊。


阿忠:没错!这首词是北宋词人晏殊的名作之一,基本上代表了晏殊的艺术风格。此词虽含伤春惜时之意,却实为感慨抒怀之情。词之上片绾合今昔,叠印时空,重在思昔;下片则巧借眼前景物,着重写今日的感伤。全词语言圆转流利,通俗晓畅,清丽自然,意蕴深沉,启人神智,耐人寻味。词中对宇宙人生的深思,给人以哲理性的启迪和美的艺术享受。
绿草苍苍 白雾茫茫
有位佳人 在水一方
绿草萋萋 白雾迷离
有位佳人 靠水而居
我愿逆流而上
依偎在她身旁
无奈前有险滩
道路又远又长
我愿顺流而下
找寻她的方向
却见依稀仿佛
她在水的中央


阿忠:上面这首《在水一方》歌曲由琼瑶作词,改编自诗经《蒹葭》,是一首描写对意中人深深的企慕和求而不得的惆怅的诗。这首歌是琼瑶1975年时为她的电影《在水一方》所作的同名主题歌,由江蕾原唱。1980年时,邓丽君翻唱了这首歌并发行了同名专辑,从此,《在水一方》红透了大江南北,后来李健等许多歌手也演唱了此歌。

玉莹:听众朋友,今天的周末文艺节目到此结束,谢谢收听!



翻译:玉莹


主持:玉莹、阿忠

文编:荣蓉

网编:玉泉山涧


    关注 中越交流圈


微信扫一扫关注公众号

0 个评论

要回复文章请先登录注册